Cha mẹ thường nghĩ rằng mỗi anh chị em trong gia đình đều là một người bạn đồng hành cho con. Nhưng chúng ta có xu hướng nghĩ rằng anh chị em dạy chúng ta kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và những kỹ năng giao tiếp khác, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy không có gì là không tốt nếu một đứa trẻ không có anh chị em ruột.
Bà Donna Bobbitt-Zeher, người chịu trách nhiệm chính trong cuộc nghiên cứu cho rằng “Hầu hết các nghiên cứu cho thấy kết quả tiêu cực của việc có anh chị em ruột đối với việc giáo dục. Nhưng chúng ta quyết định tìm hiểu kỹ năng xã hội để thấy có lợi không khi có anh chị em ruột.” Bà và người cộng tác với bà – Douglas Downey, nhà xã hội học ở trường Ohio State’s Marion đều chỉ có một đứa con.
Bài viết này cũng một phần nào trả lời cho nghiên cứu “Chơi hòa đồng với những trẻ khác ở trường mẫu giáo vì có anh chị em ruột trong gia đình”. Nghiên cứu này cho thấy những giáo viên nhận thấy những trẻ không có anh chị em ruột thường thiếu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiểm soát bản thân hay giải quyết các rắc rối.
Nhưng một đứa trẻ là con một không nhất thiết là cô độc, thiếu khả năng thích nghi và hay gây gỗ. Trước tiên, các lợi thế của một trẻ có anh chị em trong nhà trẻ là khá khiêm tốn. Thứ hai, nghiên cứu các đánh giá của giáo viên cho thấy tình bạn đáng tin cậy giữa giáo viên và những trẻ này.
Tuy nhiên những lợi ích này biến mất đối với các học sinh trung học. Bằng việc sử dụng một thước đo “nhóm bạn đồng trang lứa”, trong đó các bạn trẻ được hỏi sẽ nói tên bạn bè của chúng, tiến sỹ Downey và Bobbitt-Zeher đã thu hút một kích thước mẫu lên đến 13.466 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12. Sau đó, họ đếm số bạn bè của mỗi người. Điều này cho thấy họ đã sử dụng kỹ năng xã hội như thế nào. Kết quả là những trẻ không có anh chị em ruột có nhiều bạn bè giống như những trẻ không có anh chị em ruột.
Tiến sỹ Downey nhận định rằng “Tôi thấy rằng hai cuộc nghiên cứu này như một quá trình tự nhiên, cho thấy những gì xảy ra với trẻ là con một – không có nhiều kỹ năng giao tiếp khi đi học mẫu giáo.” Trong một nghiên cứu khác, ông ta phát hiện những đứa trẻ là con một có thể bắt kịp kỹ năng giao tiếp khi lên lớp 6.
Trong khi các nghiên cứu không xác định được nguyên nhân của việc không gia tăng kỹ năng xã hội của những trẻ có anh chị em ruột thì tiến sỹ Downey phỏng đoán là ở những trường tiếp sau đó, các câu lạc bộ thanh thiếu niên và những nhóm khác, đặc biệt là những học sinh có thời khóa biểu dày đặc mang đến cơ hội để những trẻ là con một cơ hội mài dũa kỹ năng.
Hay theo suy đoán của nhà xã hội học Dalton Conley – người cũng đã thực hiện những nghiên cứu về mối quan hệ của anh chị em trong gia đình: Vì những trẻ là con một có xu hướng được người lớn xem nó là trung tâm, “đó là vấn đề của những đứa trẻ này so với những trẻ em 5 tuổi cùng lứa.”
Kim OanhDịch từ nytimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét